Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXIX Mùa Thường Niên (Lc 13,1-9) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN TUẦN XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 13,1-9

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ep 4,7-16

Tiếp theo bài suy gẫm hôm qua, Phaolô đề ra để ta chiêm

ngắm Hội thánh như "dấu chỉ và phương thế" của nhân loại

đang tiến đến sự hiệp nhất của Thiên Chúa".

Đấng đã xuống... Rồi đã lên cao hơn mọi tầng trời… để làm cho vũ trụ được viên mãn.

Tất cả chặng đường của Đức Kitô ( Người đã xuống tận cùng sâu thẳm nhất của thận phận con người, và đã lên cao tận quyền lãnh thần linh), có mục đích, như thánh Phaolô nói hầu làm cho vũ trụ được viên mãn”.

Người ta sẽ không bao giờ nói cho đủ là : Các Kitô hữu, Giáo hội, đều có trong tay mình, ý định của Thiên Chúa. Thế tại sao rất thường khi, chúng ta làm nhăn nheo,"thu hẹp, thu ngắn lại, làm chật lại đời sống chúng ta?

Tương lai của nhân loại, sự viên mãn của vũ trụ ở trong Đức Kitô: hoặc là nhân loại sẽ tan rã trong một kiểu nói là tự phá hoại… hoặc là nó sẽ được xây dựng trong sự hòa hợp của một Thân Thể duy nhất…. Đó là vận may của nó.

Và chính Người đã làm cho kẻ này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ là xây dựng “thân thể Đức Kitô”.

Mỗi người có một phận vụ trong việc xây dựng tương lai của vũ trụ!

Phần tôi? Tôi có nhiệm vụ nào?

Hội Thánh là một cơ cấu có phẩm trật, Phaolô không sợ nói ra như vậy. Mọi người không có phần việc giống nhau. Thường thường thay vì cho phẩm trật Hội Thánh như là một cơ chế nặng nề, ở ngoài chúng ta (vả lại khi giải thích cơ chế ấy cách đơn giản, bằng những danh từ như “quyền bính" và “tùng phục" theo lề thói các xã hội hành chánh)... như Thánh Phaolô, ta phải nhìn ngắm nhiệm vụ cần thiết của phẩm trật này nơi Hội Thánh.

Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nếu mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình, thì toàn thân sẽ lớn lên vì được xây dựng trong tình bác ái.

Phẩm trật, do tương quan được thiết lập, tạo nên sự hợp nhất hoạt động cho tương lai nhân loại, làm cho vũ trụ lớn lên viên mãn. Đúng vậy, không phải là không quan trọng khi các Giám mục “da đen”, hiệp nhất với các Giám mục“ da trắng”, để một ngày kia tiêu diệt chủ nghĩa chủng tộc. Điều cốt yếu là các Giám mục trung thành với Đức Kitô trong Đức tin chính thống, sống trong các nước theo chủ nghĩa xã hội, trong lúc là: các Giám ngục khác hiệp thông với Hội Thánh, cùng một cơ cấu phẩm trật, lại sống trong các nước theo chế độ tự do. Các Giám mục Mỹ Châu, hiệp thông với các Giám mục Ba Lan, các Giám mục Ả Rập, hiệp thông với các Giám mục gốc Do Thái.

Cuối cùng, tất cả chúng ta sẽ đạt tới sự hiệp nhất Đức tin và trong sự biết Con Thiên Chúa tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.

Hội thánh, từng bước một, dẫn dắt nhân loại đi đến “trưởng thành” vững chắc trong phạm vi mà Hội Thánh, xây dựng được sự đoàn kết và hiệp thông.

Ngược lại, tất cả những ai chủ trong chia rẽ, những thầy dạy giả dối, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý giữa trò bịp bợm của các kẻ xảo quyệt, khéo dùng “mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường", là họ chỉ giữ nhân loại trong tình trạng “ấu trĩ" của nó.

Nhưng sống theo tình bác ái,chúng ta sẽ lớn lên trong Đức Kitô, bởi vì Người là Đầu, nhờ Người, toàn thần sẽ lớn lên.

Và không có gì ngăn cản được.

Nhưng tôi có tham dự vào đó không?

Bài đọc II: Rm 8,1-11

không còn gì là án phạt dành cho những ai trong Đức Giêsu Kitô.

Sau những miêu tả đen tối về cuộc chiến thiêng liêng mỗi ngày, vì sự xâu xé nội tâm, vì sức lôi cuốn của sự dữ... đây là bài ca chiến thắng.

Để được vậy chỉ có một điều kiện, là ở trong Đức Kitô”...

Lạy Chúa, là liên kết với Chúa.

Thánh Thần.

Thánh Thần Thiên Chúa.

Thánh Thần của Đức Kitô.

Từ này được lặp lại mười lần chỉ trong trang sách đọc HÔM NAY. Nên để cho mình được thấm nhuần bởi từ này, bởi thực tại mầu nhiệm này.

“Thánh Thần ban sự sống trong Đức Giêsu Kitô đã giải thoát tôi Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Thánh Thần ban cho anh em được sống”.

Bây giờ mọi đòi buộc của luật Chúa đã trở thành có thể , vì chính Thánh Thần Chúa ở đó, hiện diện trong chúng ta sẽ thúc đẩy chúng ta.

Tôi đã không thường, không đủ nghĩ tới điều đó.

Thánh Thần Chúa ở trong tôi.

Anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo Thánh Thần.

Lạy Chúa, con rất muốn tự thắng vượt chính mình, bởi vì Chúa đã nói điều đó. Con tin như thế. Dầu vậy, xin hãy tiếp nối nơi con hành động: sâu thẳm này. " Xin biến đổi con. Xin cho con một tấm lòng mới.

Nếu Đức Kitô vẫn ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính.

Sự biến đổi thiêng liêng, việc Thánh Thần "chiếm giữ" này không tiêu hủy những khía cạnh hay chết khác của chúng ta. người ta tiếp tục tiến về sự chết. Và đồng thời, người ta tiến về sự sống". Xin cảm tạ. Giữa những ngày vắn vỏi của chúng ta, cuối cùng đây là niềm xác tín duy nhất: Đối diện với những tang tóc, những người chết, chúng ta tin rằng họ ở trong “cõi sống”.

Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại trong anh em.

Công thức Ba Ngôi mà Phaolô hiểu được bí mật.

Ba Ngôi Thiên Chúa được gợi lên trong cùng một hành động. “Thánh Thần”… của Đấng… đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại… không phải là hư không! Ở trong tôi!

Phải ở lại trong mạc khải lạ lùng này, và mến hưởng nó. Chiêm ngắm vị khác này. Thưa chuyện với Người, Đấng rất gần kề.

Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.

Đây không phải là “vị khách chết”, bất động. Người ở đó như một sức mạnh phục sinh. Người trào đổ “sự sống”. Một sự sống sẽ vượt lên trên chính thân xác khốn khổ lôi kéo tôi tới tội lỗi. Lạy Thánh Thần xin hành động ! Xin tái sinh ! Xin nâng đỡ ! Xin thanh ẩty ! Xin khích lệ ! Xin ban sự sống ! Xin thánh hóa!

Từ HÔM NAY, và tới ngày sống lại sau hết. Trọn công trình của Thiên Chúa đã được xếp định để thành đạt. Và Thánh Thần Chúa đã làm việc, trong thâm tâm tôi, cũng như trong thâm tâm mọi người.

BÀI TIN MỪNG: Lc 13, 1-9

Lúc ấy có mấy người kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng…

Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôa đổ xuống đè chết.

Đây là hai biến cố.

Biến cố đầu tiên là kết quả của một ý muốn của con người : Philatô, viên tổng trấn Rôma, đã đàn áp một cuộc nổi loạn của Nhóm Quá Khích muốn lật đổ quyền bính đã được thiết lập. Sự đàn áp chính trị thời nào cũng thường xảy ra.

Biến cố kia hoàn toàn đột xuất: một ngọn tháp ở Giêrusalem tự nhiên sụp đổ. Đó là một tai nạn thuộc phạm vi vật chất. Mọi sự kiện xảy đến đều mang một sứ điệp, là một dấu chỉ, nếu ta biết đọc ở đó một tinh thần đức tin. Một bệnh tật, một thất bại, một thành công, một cảnh cô độc, một tình bạn, một trách nhiệm, một tai nạn, một trào lưu lớn hiện đại…nào đó. Tất cả đều là “dấu chỉ”. Thiên Chúa muốn ta đọc được điều gì qua dấu chỉ đó ?

Các ông tưởng mấy người Galilê bị như vậy, là vì họ tội lỗi hơn những người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.

Người ta có thể nhầm lẫn trong việc giải thích các “dấu chỉ thời đại”.

Thời Đức Giêsu (và thời nay cũng thế thôi, vẫn còn quen giải thích kiểu đó!), người ta thường cho rằng, các nạn nhân của tai họa là những kẻ chịu hình phạt vì tội lỗi của mình. Đó là cách đánh giá rẻ mạt, nhằm trấn an lương tâm.

Nhưng Đức Giêsu giải thích kiểu khác: những tai nạn, thảm họa không phải là hình phạt của Thiên Chúa. Người quả quyết điều đó không mập mờ. Đó chỉ là lời mời gọi để mọi người có dịp hoán cải.

Tất cả điều xấu xảy đến cho ta hay cho những người thân cận, đều là dấu chỉ biểu lộ sự dòn mỏng của con người : ta không nên tìm đến sự an toàn giả tạo… nhưng đi đến “cùng đích” của ta… khẩn thiết phải xác định lập trường.

Cuộc “duyệt xét lại đời sống” dựa trên những biến cố, không khi nào được đi tới một xét đoán kẻ khác ( việc đó quá dễ dàng), nhưng nhắm đến một cuộc hoán cải cá nhân.

Rồi Đức Giêsu kể dụ ngôn này : “Người kia có cây vả trồng trong vườn nho mình”. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên mới bảo người làm vườn : “Anh coi đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?”.

Luôn là vấn đề cấp thiết.

Tôi có là cây vả không trổ sinh hoa trái cho Chúa và cho anh em tôi không?

Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại cho đến hết năm nay xem đã. Tôi sẽ vun xới xung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái…”.

Đây là một yếu tố chủ yếu giúp xét định những “dấu chỉ thời đại”: Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa ! sự can thiệp của người làm vườn nho là một đường lối giúp ta noi theo. Ta không được bỏ qua một phút để sớm hoán cải. Ta cũng phải sử dụng thái độ kiên nhẫn đối với người khác và chuyển cầu ơn phúc cho họ.

Ta luôn có khuynh hướng phán quyết người khác quá vội vàng, loại bỏ cách thiếu suy xét. Chính Đức Giêsu làm gương cho ta : Người là người làm vườn không quản ngại vất vả khó nhọc, cuốc xới, bón phân. Để chia sẻ với đời sống cực khổ của những người trồng trọt nghèo khó xứ Galilê, Đức Giêsu cũng đảm bảo một công việc tầm thường đó, trong khu vực vườn nho của gia đình Người. Tôi ngắm nhìn Chúa đang cuốc xới chung quanh một cây vả không chịu sinh hoa trái, đúng là biểu tượng về Thiên Chúa đang quan tâm chăm sóc chúng ta.

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn còn hành xử với tôi như thế. Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa.

Nếu không, năm tới sẽ chặt nó đi.

Còn “ một năm” nữa trước mặt tôi, để sinh trái. Thời gian kết thúc, đã gần kề… đang khởi sự.

Lạy Chúa, chớ gì con sử dụng tốt thời gian Chúa ban cho.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Hãy mau mắn hối cải.

HOÀN CẢNH:

Sau khi giáo huấn dân chúng phải để ý đến các dấu chỉ của thời đại để sám hối, bây giờ Chúa dựa vào hay biến cố có tính cách thời sự (13,1-5) và thêm một dụ ngôn về cây vả (13,6-9) để hối thúc họ phải sám hối và trở về với Thiên Chúa.

Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu khuyến cáo mọi người cần phải ăn năn sám hối và phải sám hối ngay, vì Chúa không chờ đợi mãi đâu.

TÌM HIỂU:

1-5 "… có mấy người đến kể lại…":

Đức Giêsu dựa vào hai biến cố thời sự mà người ta kể lại cho người, để dạy dân chúng rằng: ai cũng có tội, nên mọi người cần phải sám hối:

- Biến cố thứ nhất là Philatô ra lệnh giết những người Galilê nổi dậy.

- Biến cố thứ hai là tai nạn do tháp Silôa đổ xuống, đè chết 18 người.

Theo quan niệm nhân quả, người ta coi đ1o là hình phạt Thiên Chúa giáng xuống người tội lỗi, và những ai thoát nạn thì được coi là người công chính. Đức Giêsu bác bỏ quan niệm nông cạn này (Ga9,2-3) và chỉ cho thấy rằng, các biến cố đó là một lời cảnh báo: mọi người đều có tội, nên cần phải sám hối.

Thật vậy, cái chết đã bất ngờ xảy đến cho những người bị tai nạn, bất chợt cũng như kẻ trộm đến ban đêm mà chủ không hay biết, cũng như chủ nhà về bất chợt mà đầy tớ không ngờ (Lc. 12,53-49). Giờ chết cũng sẽ bất thần giáng xuống cho những kẻ không đề phòng, không hối cải như vậy. Cho nên họ phải lo hối cải, thì sẽ không sợ các biến cố (giờ chết) xảy đến bất ngờ.

6-9 "rồi Đức Giêsu kể lại dụ ngôn này …":

để khuyến khích dân Do Thái hoán cải, Đức Giêsu giảng thêm dụ ngôn cây vả:

dân Do Thái ví như cây vả lâu ngày không sinh quả. Thiên Chúa toan chặt đi, nhưng "người làm vườn" của Thiên Chúa là Đức Giêsu xin khất cho hạn một năm nữa. Thời hạn đó là những ngày giờ giảng dạy của Chúa. Đó là thời hạn cuối cùng. Lời đe dạo này không lay chuyển được lòng dân Do Thái Giáo ở Giêrusalem, bốn mươi năm sau bị tàn phá và bị lư đày khắp nơi.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin mừng hôm nay cảnh tỉnh chúng ta: ai cũng là tội nhân, nên cần phải sám hối và ăn năn để sống đúng phẩm giá mình là con cái Thiên Chúa.

2. Mọi tai nạn xảy ra nơi xã hội hay nơi tha nhân, không phải chỉ để thương tiếc, nhưng là một dấu chỉ cho tai nạn quyết liệt là giờ chết của mỗi người chúng ta. vì thế chúng ta phải nhạy cảm và tỉnh thức để qua những tai nạn đó, chúng ta biết cảnh tỉnh chuẩn bị cho giờ chết của mình: bằng cách sống lành để chết lành.

3. Chúa Giêsu thường dựa vào thời sự để giáo huấn. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, biến cố làm chấn động dư luận là vụ những người Galilê bị giết và chuyện ngọn tháp Siloe đổ xuống làm chết 18 người, còn sự kiện thông thường là cây vả không sinh quả, tất cả có ý dạy phải trở lại, phải hoán cải. Chúng ta cần phải dựa vào các sự kiện, các biến cố trong xã hội, nơi tha nhân cũng như nơi bản thân để tỉnh thức cho phần rỗi của mình và cho tha nhân.

4. Chúa Giêsu giải thích các biến cố lớn nhỏ theo ý nghĩa tôn giáo. chúng ta cũng cần dựa vào các biến cố lớn nhỏ để nhận ra ý Chúa mà thực thi cho phù hợp với giáo huấn của c.

5. Qua dụ ngôn cây vả, chúng ta thấy Chúa Giêsu quả là Đấng nhân lành, thương xót và nhẫn nại: suốt 30 năm trời vất vả giảng dạy dân Do Thái, mà họ không trở lại, tuy vậy, Người con xin cho họ một năm ân huệ nữa, để hoán cải. Chúa cùng yêu thương và nhân lành đối với mọi người chúng ta, đồng thời Người cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân mỗi ngày. Chúng ta đã thực hiện chưa?

6. Đối với mọi người, cái chết là giờ quyết liệt nhất, nó phải là tiếng còi báo động tốt nhất cho ta, không phải để ta sợ hãi, mà để ta luôn luôn nhớ đến cứu cánh của mình và sống sao cho phù hợp với khẩu hiệu: sống lành chết an, sống thánh chết lành.

Để chuẩn bị cho giờ chết của mình, cần ghi nhớ rằng:

"được lời lãi cả thế gian mà thiệt phần hồn nào có ích gì?" (Mt. 16,26).

Sách Huấn Ca cũng dạy" Trong các việc con làm, con hãy nhớ đến cứu cánh, thì sẽ không bao giờ vấp phạm" (Hc 7,36).

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.